Công nghệ thông tin trong thư viện

28/09/2018 10:52

Giới thiệu gói giải pháp phần mềm mã nguồn mở (KOHA VÀ DSPACE)

Tổng quan về phần mềm mã nguồn mở

* Koha:

- Koha là PM QTTVTH mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới

- Phát triển lần đầu vào năm 1999-2000 tại New Zealand bởi Công ty Katipo và Thư viện Trust. Phiên bản mới nhất: Koha 3.16

* Dspace:

- DSpace là phần mềm quản lý tài nguyên số hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số hóa trên Internet.

- DSpace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay có gần 2000 trường đại học và các tổ chức văn hoá sử dụng phần mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên: Sách, Tạp chí, Luận văn và các sưu tập Hình ảnh, Âm thanh và Phim...

* Khách hàng:

- TV Khoa học tổng hợp Tp.HCM

- ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội

- TV ĐH Đại Nam

- TV ĐH Thăng Long...

- ĐH Đà Lạt,

- TV Tạ Quang Bửu

* Đối tác:

* Nền tảng công nghệ:

  • Ứng dụng trên nền web (web-based application)
  • Hệ điều hành cho máy chủ: UNIX
  • Máy chủ web: Apache
  • Hệ CSDL: MySQL
  • Ngôn ngữ lập trình: Perl

* Chuẩn nghiệp vụ hỗ trợ:

  • Đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn chung của thế giới về thư viện
  • Hỗ trợ tích hợp với các thiết bị an ninh Công nghệ barcode, chỉ từ, RFID
  • Hỗ trợ và đáp ứng 100% các chuẩn biên mục quốc tế: MARC21, AACR2, DDC, RDA
  • Hỗ trợ trên 50 ngôn ngữ trên thế giới. Các phiên bản koha (koha 3.12; koha 3.14; koha3.16; koha3.18) đã được Việt hóa toàn bộ bởi Koha Vietnam
  • Không hạn chế người dùng.
  • Hỗ trợ giao thức trao đổi dữ liệu Z39.50
  • Nhập xuất bản ghi theo chuẩn IS02709

Gói giải pháp chung:

* Phần mềm thư viện điện tử tích hợp Koha, phần mềm quản lý tài liệu số Dspace và giải pháp tìm kiếm tập trung Vufind

* Hệ quản trị CSDL: MySQL

* Hệ điều hành: UNIX

* Đề xuất mô hình:

Diễn giải gói giải pháp:

1. Phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha: Có 7 phân hệ

Phân hệ Web - OPAC

  •  Cho phép người dùng có thể đăng nhập và quản lý các thông tin cá nhân

- Cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu với nhiều tiêu chí khác nhau (hầu hết tất cả các trường thông tin của tài liệu). Có thể sắp xếp tìm kiếm theo các tiêu chí ưu tiên

  •  Người dùng có thể đặt mượn tài liệu từ giao diện OPAC và theo dõi các đặt mượn, các giao dịch lưu thông với thư viện

- Cho phép người dùng gửi tới thư viện các đề xuất bổ sung tài liệu. Khi đề xuất được tiếp nhận hay các tài liệu đã được bổ sung, Koha sẽ thông báo đến người gửi đề xuất

  •  Giá sách ảo: Bạn đọc đã đăng nhập được quyền lưu lại các thông tin tìm kiếm từ OPAC.

- Bạn đọc cũng có thể in hoặc gửi danh sách này qua email dưới định dạng IS02709

- Cho phép người dùng bình luận, đánh giá trên từng tài liệu

Phân hệ bạn đọc

- Cho phép thư viện quản lí từng cá nhân người dùng hoặc quản lí bạn đọc theo nhóm

- Phân loại bạn đọc theo nhóm dựa vào các tiêu chí: số tuổi tối thiểu/tối đa, số tiền cần để có thể đặt mượn sách, các chính sách trong phân hệ lưu thông, ...

- Cho phép nhân viên thư viện quản lý toàn bộ các thông tin và giao dịch mượn trả của bạn đọc: Ảnh cá nhân, số tiền đặt mượn (phạt/nợ), thông tin đặt mượn và thiết lập chính sách lưu thông riêng cho bạn đọc.

- Hỗ trợ nhập bạn đọc theo lô

Phân hệ biên mục

- Cho phép thư viện tạo nhiều khung biên mục mẫu phù hợp với các định dạng tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo trình, sách tham khảo, luận văn luận án, ấn phẩm định kỳ...

- Cho phep thư viện nhập/xuất bản ghi biên mục dưới định dạng IS02709 và qua giao thức Z39.50.

- Sao lưu biên mục: Sao chép dữ liệu biên mục của biểu ghi

- Biên mục nhanh: Kết nối với các máy chủ Z39.50 để truy xuất dữ liệu biên mục.

- Dữ liệu có thể được hiển thị dưới nhiều định dạng khác nhau như dạng thông thường, dạng MARC, dạng nhãn MARC và định dạng ISBD

- Cho phép tìm kiếm bằng bất kì trường nào trong biểu ghi MARC, kết hợp nhiều tiêu chí để tìm kiếm nâng cao.

- Cho phép nhập dữ liệu theo lô

- Cho phép cán bộ thư viện khai báo các trường bắt buộc phải nhập, các giá trị mặc định

- Quản lý tính nhất quán

Phân hệ lưu thông

- Có thể được thiết lập chi tiết theo 3 tiêu chí khác nhau: kiểu bạn đọc, dạng tài liệu, kho tài liệu

- Với mỗi chính sách lưu thông, có thể thiết lập mặc định số thời gian mượn tối đa cho người dùng (bao nhiêu ngày kể từ khi mượn), số tài liệu được mượn và được đặt mượn tối đa...

- Việc trả tài liệu dễ dàng: chỉ cần quét mã vạch của tài liệu được trả (cần máy đọc mã vạch)

- Cho phép bạn đọc đặt mượn từ giao diện OPAC

- Có chức năng mượn sách liên thư viện.

- Bạn đọc có thể trả sách ở bất kì thư viện chi nhánh nào thùy theo chính sách lưu thông của từng thư viện.

Phân hệ quăn lý Ấn phấm định kỳ

- Đăng kí theo dõi và đánh giá ấn phẩm, có thể đặt mượn khi thư viện cập nhật tài liệu.

- Koha có thể quản lí ấn phẩm đến muộn so với lịch đặt mua và gửi thông báo tới nhà cung cấp.

- Quản lí được nhiều dạng APDK: nhật báo, tuần san, ấn phẩm hàng năm...

- Hiển thị trạng thái ấn phẩm trên giao diện web.

- Có thể hiển thị trạng thái APDK theo nhiều kiểu khác nhau trong giao diện OPAC/ Intranet

Phân hệ Bổ sung

  • Quản lý các nguồn ngân sách và quỹ
  • Quản lí nhà cung cấp.
  • Quản lí tài liệu.
  • Quản lí khiếu nại.
  • Quản lý các đề xuất mua tài liệu của bạn đọc

Phân hệ quản trị

- Cho phép cấu hình thông số cho toàn bộ các phân hệ trong hệ thống

- Cho phép phân một hoặc nhiều quyền cho từng kiểu thành viên:

+ Quản trị viên: Có thể truy cập tất cả các chức năng, thiết lập và thay đổi hệ thống. Phân quyền cho từng đối tượng sử dụng thư viện.

+ Nhân viên thư viện: Tuỳ thuộc vào công việc có thể phân công quản lí 1 hoặc nhiều phân hệ.

+ Bạn đọc: thiết lập quyền tìm kiếm, xem các dữ liệu, đặt mượn, đặt mua, bình luận, ...

- Cho phép tạo lập các báo cáo, thống kê.

2. Giải pháp quản trị thư viện số Dspace

- DSpace có ba vai trò chính:

+ Giúp cho việc thu nhận và quản lý tài liệu được dễ dàng, bao gồm siêu dữ liệu của tài liệu

+ Giúp cho việc truy cập tài liệu được dễ dàng, bằng cả việc liệt kê và tìm kiếm

+ Giúp cho việc lưu trữ tài liệu lâu dài.

* Cấu trúc Dspace

- Dspace Phân cấp quản lý theo mô hình trung tâm - chi nhánh:

+ Thư viện đóng vai trò quản lý tổng thể toàn bộ nguồn tài nguyên số

+ Các khoa, trung tâm trong trường hay đơn vị xã hội khác có thể đóng góp và quản lý tài nguyên số của mình.

- Các thành phần trong kiến trúc Dspace

+ Đơn vị là cấp cao nhất về nội dung trong DSpace. Chúng tương ứng với các thành phần của tổ chức như các phòng, ban, khoa, ngành...

+ Mỗi đơn vị có thể chứa các đơn vị con và các bộ sưu tập. Bộ sưu tập là nơi chứa các tài liệu số.

+ Một biểu ghi tài liệu số bao gồm các mô tả siêu dữ liệu và các tập dữ liệu (Bitstreams).

+ Các tập dữ liệu là thành phần nhỏ nhất trong Dspace và phải được gắn kết với một biểu ghi tài liệu số.

* Các tiêu chuẩn của Dspace

- Mô tả theo chuẩn Dublin Core

- Hỗ trợ hoàn toàn Unicode

- Phát triển dựa trên OAI-PMH (Open Archives Initiative Prototal for Metadata Harvesting)

- Tích hợp chặt chẽ với các phần mềm tìm kiếm như Google, Google scholar...

* Một số tính năng của dspace: Có thể lưu trữ tất cả các định dạng số

- Sách điện tử

- Bài báo

- Luận văn, luận án điện tử

- Báo cáo

- Áp phích hội nghị

- Video

- Hình ảnh

- Các nguồn tài nguyên số khác.

* Thao tác nhập liệu đơn giản, dễ dàng thực hiện

- Dễ dàng nhập tài liệu thông qua giao diện Web

- Khung mẫu nhập liệu có thể tùy biến cho từngbộ sưu tập khác nhau

- Cho phép thiết lập quy trình nhập liệu có cần qua quá trình kiểm duyệt của quản trị hay không

* Công cụ tìm kiếm linh hoạt

- Phương thức tìm kiếm linh hoạt. Hiển thị kết quả theo đơn vị, bộ sưu tập và các tài liệu.

- Hỗ trợ tìm kiếm toàn văn.

 - Cung cấp bộ lọc cho phép giới hạn kết quả tìm kiếm.

* Phân quyền và bảo mật mạnh

- Có thể phân quyền đến từng tài khoản người dùng, đến từng Bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu.

- Các quyền được cấu hình khá chi tiết như: Quyền xem biểu ghi thư mục, Quyền xem toàn văn, Quyền truy cập vào từng bộ sưu tập cụ thể...

- Nếu người dùng không có quyền xem tập tài liệu số thì có thể chọn yêu cầu tài liệu để thư viện gửi tài liệu hoặc thiết lập quyền truy cập vào tài liệu đó.

- Có thể quản lý theo từng thành viên hoặc theo nhóm.

3. Giải pháp tìm kiếm tập trung Vufind

Vufind là một cổng thông tin được thiết kế và phát triển dành cho các thư viện. Mục đích của Vufind là cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm và truy cập vào tất cả các nguồn tài nguyên trong thư viện trên một giao diện thay thế cho giao diện OPAC truyền thống bao gồm:

- Các biểu ghi mục lục.

- Các đối tượng số.

- Các tài nguyên số nội sinh

- Tài liệu tham khảo

- Các nguồn tài nguyên khác của thư viện.

Vufind có cấu trúc mođun hoàn chỉnh vì vậy người dùng có thể lựa chọn chỉ triển khai các thành phần cơ bản hay toàn bộ các thành phần của nó. Chúng ta cũng có thể tự do tùy biến, mở rộng dựa trên các thông số cấu hình mà không cần thiết phải thay đổi mã nguồn.

  • Một số tính năng của Vufind:

Tìm kiếm với các bộ lọc: hệ thống cho phép người sử dụng tìm kiếm trên cửa sổ tìm kiếm cơ bản sau đó thu hẹp các kết quả tìm kiếm thông qua các bộ lọc kết quả.

Lưu các tài nguyên tìm thấy vào danh sách quản lý của mình: người sử dụng có thể lưu các tài nguyên từ trang kết quả tìm kiếm hay từ trang hiển thị biểu ghi vào danh sách của riêng mình. Điều này có thể giúp cho việc loại trừ bớt một phần việc cần thiết phải sử dụng máy tính để bàn để lưu trữ tài liệu và việc sử dụng nó cũng hết sức đơn giản.

Truy cập đến nguồn tài nguyên: người sử dụng có thể truy cập đến mục lục giúp họ mở rộng các thông tin mà thư viện cung cấp thay vì chỉ nhìn thấy các kết quả tóm tắt.

Thông tin về tác giả: người sử dụng có thể xem danh sách các cuốn sách được viết bởi một tác giả nào đó.

Lưu giữ URL: cho phép người dử dụng đánh dấu các tìm kiếm hay biểu ghi để có thể truy vấn trực tiếp vào trang họ đã xem trước đó.

Tương thích Zotero: người sử dụng có thể lưu và tag bất cứ biểu ghi nào vào Zotero hay trên các ứng dụng Coins khác (A Convention to Embed Bibliographic Metadata in HTML) bởi vậy họ có thể lưu các biểu ghi của họ tại một nơi họ muốn.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Khả năng truy cập vào dữ liệu của bạn: Open Search, OAI, Soir. Vufind có rất nhiều hàm API để có thể tương tác với các công cụ tìm kiếm, dữ liệu và các tính năng khác. Bạn có thể đồng bộ dữ liệu của bạn với các tổ chức khác thông qua một máy chủ AOI. Bạn có thể tìm kiếm sử dụng các thuật toán của Vufind thông qua Open Search. Và nếu bạn muốn truy cập hoàn toàn vào các dữ liệu Index bạn có thể kết hợp với Soir, Vufind tìm kiếm ở lớp trong và là cỗ máy Index.

Cho phép xuất dữ liệu ra nhiều định dạng khác nhau: XML, Marc, RDF ...

4. Cổng thông tin Drupal

Drupal là một hệ quản trị nội dung miễn phí và mã nguồn mở, một khung sườn phát triển phần mềm hướng mô-đun. Cũng giống như các hệ quản trị nội dung hiện đại khác, Drupal cho phép người quản trị hệ thống tạo và tổ chức dữ liệu, tùy chỉnh cách trình bày, tự động hóa các tác vụ điều hành và quản lý hệ thống. Drupal có cấu trúc lập trình rất tinh vi, dựa trên đó, hầu hết các tác vụ phức tạp có thể được giải quyết với rất ít đoạn mã được viết, thậm chí không cần. Đôi khi, Drupal cũng được gọi là "khung sườn phát triển ứng dụng web", vì kiến trúc thông minh và linh hoạt của nó.

Ứng dụng của Drupal:

- Website thảo luận, website cộng đồng

- Website nội bộ (Intranet), website doanh nghiệp

- Website cá nhân

- Website thương mại điện tử

- Thư mục tài nguyên

- Hệ thống quản lý công trình phát triển phần mềm

- Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng

- Hệ thống quản lý thông tin MIS

- Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến

- Hệ thống quản lý nhân lực trực tuyến

- Hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến

Dựa trên các tính năng nổi bật và khả năng tùy biến cao của Drupal chúng tôi đã ứng dụng xây dựng Drupal kết hợp với các giải pháp Koha, Dspace, Vufỉnd thành một bộ sản phẩm hoàn chỉnh cho hệ thống thư viện: cổng thông tin thư viện

Phòng TT-TM-MT - TVQĐ (sưu tầm)

Lên đầu trang